Kỹ thuật Himura Kenshin

Về Hiten Mitsurugi-Ryū

Hiten Mitsurugi Ryū (飛天御剣流, Hiten Mitsurugi Ryū? Phi thiên ngự kiếm lưu), được biết đến như là "Kiếm thuật siêu tốc", là một môn phái kiếm thuật cổ hư cấu tương truyền có thể đánh nhiều người cùng một lúc. Đó là kiếm thuật được truyền từ đời này qua đời khác, với các người tinh luyện được nó thừa kế cái tên Hiko Seijūrō. Kenshin nói rằng kiếm thuật này được sáng tạo nên vào thời Chiến quốc ở Nhật Bản.

Triết lý của Hiten Mitsurugi-Ryū là người luyện tập phải bảo vệ những người xung quanh mình; họ có thể sử dụng kĩ thuật chết người này vì sự an nguy của dân chúng. Khi một môn đệ của Hiten Mitsurugi-Ryū hiểu được điều này, anh ta đã có thể hoàn thành được quá trình rèn luyện.

Căn bản của Hiten Mitsurugi-Ryū là dựa trên việc sử dụng tốc độ thần thành, hay shinsoku, và sự chính xác khi ra đòn để hạ đối thủ chỉ với 1 chiêu. Kiếm sĩ phải đọc được kĩ thuật và cảm xúc của đối thủ với tốc độ ánh sáng để có thể dự đoán được chính xác đối thủ sẽ ra đòn gì. Kết hợp 2 yếu tố cùng với tốc độ và sự chính xác giúp Kenshin và Hiko có thể đánh bại kẻ thù trước khi họ kịp phản ứng. Đó là sức mạnh của Mitsurugi-Ryū.

Nhược điểm duy nhất của môn phái này là nó là một môn phái đòi hỏi khắt khe về tố chất sẵn có, chỉ có những người với những kĩ năng thể thao đỉnh cao mới có thể duy trì được nó. Do đó, một có thể cơ bắp như của Hiko Seijūrō thì thích hợp với Hiten Mitsurugi-Ryū hơn là dáng người mảnh khảnh của Kenshin. Sau khi Kenshin học "Amakakeru Ryū no Hirameki", anh cảm thấy cơ thể mình đã bắt đầu sa sút. Vào thời điểm của chương cuối cung, 5 năm sau câu chuyện chính, anh đã không thể sử dụng Hiten Mitsurugi-Ryū được nữa.

Himura Kenshin tinh thông chiêu Battōjutsu, (lưu ý đến cái tên Battōsai) đạt đến độ hoàn hảo mọi khía cạnh của nó, thậm chí cả điểm yếu nữa.Một trò vui đùa thường có trong bộ manga là Kenshin trong lần gặp đầu tiên, rất nhiều người thường nghĩ anh trẻ hơn so với tuổi thật của mình. Sauu khi trông Hiko cũng trẻ như vậy, Yahiko và Misao tin rằng Hiten Mitsurugi Ryū đã làm cho cả Kenshin và Hiko vẫn trẻ như vậy.

Danh sách các chiêu Hiten Mitsurugi-Ryū

Những chiêu sau đều là của Kenshin và sư phụ của mình:

Note - Tên của những chiêu sau đều được liệt kê theo thứ tự trong Hiten Mitsurugi-Ryū:Doryūsen (Thổ long thiểm) (土龍閃, Doryūsen (Thổ long thiểm)?)Người sử dụng quét kiếm phía trên sát mặt đất, làm tung đất đá cát bụi về phía đối thủ. Chưa phải là 1 kỹ thuật tuyệt đỉnh nhưng thường là khởi đầu cho loạt kiếm tấn công, làm đối thủ bị bất ngờ và dạt ra, hay để che mắt đối phương (tung hoả mù) để ra chiêu khác.

Trích 1 đoạn vui trong anime TV: Sanosuke đem về một con chó đi lạc, nó cắp các vật dụng của Kenshin, Kaoru, Yahiko đi giấu ở một nơi. 3 người đi rình theo con chó và phát hiện chỗ nó giấu đồ. Kaoru va Yahiko tức điên lên, định bắt con chó lại thì chú cẩu tung chân hất đất ngược ra sau, bay đầy mặt mọi người. Kenshin gọi đó là Thổ Long Thiểm của chú cẩu.

Ryūtsuisen (Long Chùy Thiểm) (龍槌閃, Ryūtsuisen (Long Chùy Thiểm)?)Người sử dụng phi thân và lao xuống rất nhanh, chém kiếm vào phía trên đối thủ.Ryūtsuisen ~ Zan (Long Chùy Thiểm - Thảm) (龍槌閃・惨, Ryūtsuisen ~ Zan (Long Chùy Thiểm - Thảm)?)Giống chiêu trên, nhưng cố gắng đâm vào đối thủ.Ryūshōsen (Long Tường Thiểm) (龍翔閃, Ryūshōsen (Long Tường Thiểm)?)Chiêu này thực chất là sử dụng lưỡi kiếm, nhắm vào cổ họng hay phần dạ dày của đối thủ. Chìa khóa của chiêu này dựa vào sức bật với toàn bộ thể lực. Kenshin đã thay đổi kĩ thuật này, nhấn mặt cùn của thanh sakabato vào cổ của đối thủ thay vì mặt sắc.Ryūtsuishōsen (Long Chùy Tường Thiểm)龍槌翔閃 (, Ryūtsuishōsen (Long Chùy Tường Thiểm)龍槌翔閃?)Cách đánh kết hợp của Ryu Tsui Sen + Ryu Shou Sen: Người sd phi thân chém kiếm vào phần trên đối thủ, sau đó kết thúc cú đánh bằng cách đẩy kiếm lên phía trên vào cổ đấu thủ, nếu anh ta còn ở tư thế đứng sau khi thực hiện Ryu Tsui Sen.Ryūkansen (Long Quyển Thiểm) (龍巻閃, Ryūkansen (Long Quyển Thiểm)?)Kỹ thuật này để phòng thủ hơn là tấn công, khi đối thủ trở người, người SD múa kiếm ra sau, nếu đúng vị trí, chém vào gáy đấu thủ. Có nhiều thể được nêu tiếp theo..Ryūkansen ~ Tsumuji (Long Quyển Thiểm - Tuyền) (龍巻閃・旋, Ryūkansen ~ Tsumuji (Long Quyển Thiểm - Tuyền)?)Khác với Ryūkansen thường, kiếm sĩ đang ở trên không khi quay. Điều này giúp người sử dụng dùng lực ly tâm để rút kiếm ra với tốc độ ánh sáng.Ryūkansen ~ Kogarashi (Long Quyển Thiểm ~ Phong) (龍巻閃・凩, Ryūkansen ~ Kogarashi (Long Quyển Thiểm ~ Phong)?)Khác với Ryūkansen thường, kiếm sĩ nhắm vào đầu của đối thủ.Ryūkansen ~ Arashi (Long Quyển Thiểm ~ Lam) (龍巻閃・嵐, Ryūkansen ~ Arashi (Long Quyển Thiểm ~ Lam)?)Khác với Ryūkansen thường, kiếm sĩ nhào lộn khi đang tấn công.Ryūsōsen (Long Sào Thiểm) (龍巣閃, Ryūsōsen (Long Sào Thiểm)?)Tấn công vào các điểm tử huyệt của đối thủ với tốc độ cực nhanh không cùng lúc.Ryūsōsen ~ Garami (Long Sào Thiểm ~ Giảo) (龍巣閃・咬, Ryūsōsen ~ Garami (Long Sào Thiểm ~ Giảo)?)Tập trung đánh vào 1 điểm tử huyệt duy nhất của đối thủ ở đầu hoặc tay.Kuzu-ryūsen (Cửu Đầu Long Thiểm) (九頭龍閃, Kuzu-ryūsen (Cửu Đầu Long Thiểm)?)"Cửu Đầu Long Thiểm" là một tuyệt chiêu khủng khiếp sử dụng Shinsoku (lit. thần tốc) tới cảnh giới cao nhất; tấn công vào 9 điểm chết người của người chiến sĩ (Kara Take, Kesa Giri, Saka Gesa, Hidari Nagi, Migi Nagi, Hidari Kiriage, Migi Kiriage, Saka Kaze, and Tsuki - đầu, vai trái và phải; cánh tay trái và phải; eo trái và phải; giữa 2 chân; ngực), vào cùng một thời điểm. Những điểm này là trọng điểm của chiêu và tạo nên điều căn bản của thế đứng, bất chấp chiêu hay vũ khí. Vậy với "Cửu đầu long thiểm", tấn công 9 điểm cùng một lúc, phong thủ hay tránh né đều gần như vô hiệu. Một điều đáng chú ý là chiêu này không được sáng tạo ra trong một trận đánh thực sự mà được sáng tạo ra trong bí mật, như là một điều kiện nhập môn để mở ra bí mật. Nếu người được thụ giáo có thể chiến thắng được "Cửu Đầu Long Thiểm" của sư phụ, thì họ có thể học được bí chiêu. Không giống liên chiêu Ryūsōsen cả chín cú tấn công của Kuzu-ryūsen đều mang sức mạnh chết người. Tuy nhiên, khối lượng và sức mạnh giữ vai trò then chốt trong hiệu quả của chiêu này. Điều này có nghĩa là nếu chiêu này được sử dụng hoàn hảo, lực sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào cân nặng và lực tay. Về cơ bản, một người dùng Kuzu-ryūsen nặng ký sẽ hiệu quả hơn một người nhẹ ký.

Chiêu Battōjutsu

Nghệ thuật rút kiếm (Battōjutsu)

Thế đứng với chân phải bước lên trước, nhấn lưỡi kiếm xuống đường cong của vỏ, việc này làm tăng tốc độ rút kiếm. Rút kiếm cùng lúc với tung chiêu tấn công. Đó là chiêu tấn công được ăn cả ngã về không vì nếu trượt thì người sử dụng hoàn toàn sơ hở. Tất cả các chiêu battōjutsu trong Hiten Mitsurugi-Ryū đều bao gồm 2 bước để tránh thất bại.

Note - Cái tên của các kĩ thuật sau đều được liệt kê theo thứ tự trong Hiten Mitsurugi-Ryū:Battōjutsu Soryūsen (Lưỡng Long Thiểm) (双龍閃, Battōjutsu Soryūsen (Lưỡng Long Thiểm)?)Như trên, nhưng với một ciêu tấn công tiếp theo sử dụng bao kiếm. Chiêu thứ hai này khắc phục được khoảng thời gian sơ hở sau chiêu Battōjutsu thường.Battōjutsu Soryūsen ~ Ikazuchi (Lưỡng Long Thiểm ~ Lôi) (双龍閃・雷, Battōjutsu Soryūsen ~ Ikazuchi (Lưỡng Long Thiểm ~ Lôi)?)"Ikazuchi" là chiêu ngược lại với Soryūsen, với thanh kiếm đi sau bao kiếm. Kiếm sỹ làm sao lãng đối thủ bằng việc tung ra chiêu tấn công bằng bao kiếm để giả battōjutsu rồi mới tung chiêu thật sự theo sau. Đó là một chiêu với trình độ cao, dung bao kiếm khóa đối thủ và vũ khí của họ, làm đối thủ phơi mình ra trước lưỡi kiếm của ta.Battōjutsu Hiryūsen (Phi Long Thiểm) (飛龍閃, Battōjutsu Hiryūsen (Phi Long Thiểm)?)Kĩ thuật bắn phá này sử dụng lực ly tâm và tay của người sử dụng(chính xác hơn là ngón tay cái) để phóng kiếm từ trong vỏ ra, cho phép kiếm sĩ có thẻ tấn công kẻ thù ở ngoài tầm kiếm. Lực ly tâm cực đại và sức mạnh của tay làm cho sự chính xác của cú ra đòn hiệu quả hơn nhiều, giúp cho kiếm sĩ có thể tấn oong nhiều vùng trên cơ thể đối phương như giữa trán.Ryūmeisen (Long Minh Thiểm) (龍鳴閃, Ryūmeisen (Long Minh Thiểm)?)Đây là chiêu đối ngược với tốc độ phi thường của chiêu Battōjutsu trong Hiten Mitsurugi-Ryū, shinsoku nōtōjutsu (lit. god-speed sheathing-thu kiếm thần tốc). Vỏ kiếm sẽ tạo ra một hiệu ứng âm thanh vô cùng mạnh khi gươm được tra vào vỏ với tốc độ ánh sáng, ngay lập tức làm tê liệt dây thần kinh thính giác, làm hỏng thính giác và khả năng giữ thăng bằng của đối thủ. Anh chỉ sử dụng kỹ thuật này một lần, chống lại Yukishiro Enishi, để chống đỡ Shikkū Tōsei (lit. Sky-Stride Sword Rush).Ōgi - Amakakeru Ryū no Hirameki(Thiên Tường Long Thiểm (天翔龍閃, Ōgi - Amakakeru Ryū no Hirameki(Thiên Tường Long Thiểm?)Amakakeru Ryū No Hirameki là thế battōjutsu vượt trội so với Shinsoku. Đây là chìa khóa để đánh bại Kuzu-ryūsen. Vì Kuzu-ryūsen là một chiêu không thể bị chặn đứng, nên một cú tấn công phải được tung ra trước khi Kuzu-ryūsen bắt đầu, vì vậy một điều tự nhiên của kĩ thuật tuyệt đỉnh này là: Amakakeru Ryū No Hirameki phải nhanh hơn một chiêu battōjutsu thường để có thể đánh trúng đối thủ. Bí mật đằng sau kỹ thuật này nằm ở việc thêm vào một bước chân trái. Một bước đơn này sẽ tăng thêm gia tốc và khối lượng cho thanh kiếm, biến tốc độ phi thường của Hiten Mitsurugi Battōjutsu tăng thêm một bậc. Tuy nhiên, một bước thêm này khó có thể lĩnh hội được vì lý thuyết cơ bản của battōjutsu nói rằng phải bước chân phải lên trước để tránh chém phải chân mình khi tấn công. Và với Amakakeru Ryū No Hirameki, bước thêm một bước với chân trái có thể đồng nghĩa với cái chết tức thời cho người kiếm sĩ vì nó yêu cầu sự chính xác về thời điểm ra đòn và không được mất đi bất kỳ một xung lực nào khi rút kiếm, chính vì thế nó cũng yêu cầu sự tập trung tối đa nên chỉ có thể được lĩnh hội bởi những người có khát vọng sống mãnh liệt.Còn một bí mật nữa của tuyệt chiêu này. Nếu như chiêu đầu bị tránh hay bị chặn đứng lại thì cú chém với tốc độ phi thường sẽ tạo ra một khoảng chân không nên vẫn có thể đả thương đối thủ. Trong trường hợp đó, xoay người lại để tung ra chiêu thứ hai, hành động này sẽ làm gia tăng lực và xung lượng của cú chém. Đây là sức mạnh thực sự của Amakakeru Ryū no Hirameki."Amakakeru Ryū no Hirameki" nhanh đến nỗi chiêu này có thể thành công kể cả khi đòn đánh của đối thủ đã chạm vào người sử dụng, như trong Rurouni Kenshin manga tập 14. Như mô tả, tuyệt chiêu của Shinomori Aoshi là Kaiten-kenbu Rokuren đã thực sự bắt đầu chạm cổ của Kenshin khi anh xuất chiêu và đánh bại Aoshi trước khi anh ta hoàn thành cú ra đòn. "Amakakeru Ryū no Hirameki" là tuyệt kỹ cuối cùng của Hiten Mitsurugi Ryū.

Các chiêu khác

Địa Long Thiểm (地龍閃, Ka-ryūsen?)Một cơn gió mạnh tạo bởi thanh sakabato của Kenshin sakabatō, anh sử dụng chiêu này để làm choáng váng hay ngăn cản kẻ thù từ xa.Sáng tạo của Kenshin Style - Chiêu rút kiếm xoay vòng (剣心流・回転抜刀術, Kenshin-Ryū: Kaiten Battōjutsu?)Trong cuộc đọ kiếm cuối cùng của "Ishin Shishi he no Requiem (Requiem for the Ishin Patriots)", Kenshin bất ngờ sáng tác ra chiêu này như là phương pháp cuối cùng, khi tay trái của anh đã bị thương và các chiêu khác trong Hiten Mitsurugi đều vô hiệu trước phái Kiếm và Bao Shinuma của Shigure.Quấn thắt lưng quanh cánh tay trái bị thương và bao kiếm và đứng với thế tấn của Amakakeru Ryū No Hirameki, Kenshin nhảy lên cao và bắt đầu rơi tự do. Biết rằng không có sự ổn định khi ở trên không, Kenshin tận dụng sự rơi tự do để nhân lên mômen quán tính cho tốc độ quay của cơ thể từ đó tăng thêm tốc độ rút kiếm để tung ra cú đòn quyết định. Kỹ thuật này hơi giống Ryūkansen, nó sử dụng lực hướng tâm của cơ thể để phản công lại bất kỳ cú đánh nào của đối thủ bằng tốc độ ánh sáng. Sagara Sanosuke là người đã nghĩ ra cái tên "Kenshin-Ryu: Kaiten Battōjutsu".ZantetsuNhững kiếm sĩ thượng thừa tự xưng là có thể chém đứt sắt bằng thanh kiếm của mình. Kenshin nói rằng anh có thể sử dụng nó bất kỳ ở đâu trừ dưới nước.Shiraha DoriMột kỹ thuật phong thủ, dừng kiếm của đối thủ bằng 2 tay trần. Đây là chiêu đùng đã đánh bại Shinomori Aoshi trong phần Tokyo. Nó còn được Yahiko dùng ở cuối bộ manga.Modoshi Giri (Chém ngược)Những kiếm sĩ thượng thừa với những thanh kiếm tốt nhất được cho là có thể cắt đôi một vật và gắn nó lại với nhau mà cứ như là vật đó chưa bao giờ bị chém. Kenshin chứng minh điều đó khi anh cắt đôi một cái daikon và gắn nó lại như cũ. Anh không cắt nó bằng kiếm của mỉnh mà bằng con dao làm bếp, vì thanh sakabato của anh bị gãy vào thời điểm đó.